Trạm dừng nghỉ phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2
Cuối tháng 2, nhiều người dùng điện thoại iPhone cho biết sau khi cập nhật ứng dụng Messenger trên nền tảng iOS lên phiên bản mới nhất, phần mềm nhắn tin thuộc Meta đã chuyển màu sắc của biểu tượng tin nhắn trên logo từ tím sang bong bóng màu xanh, đặt trên nền trắng. Trước đó khoảng 1 tuần, thay đổi này cũng diễn ra trên hệ điều hành Android. Như vậy, hiện tại logo Mesenger trên cả hai nền tảng di động phổ biến nhất đều đã đồng bộ về nhận diện.Biểu tượng ứng dụng mới trở về sử dụng 2 tông màu xanh dương - trắng giống với các logo trước đó, trừ giai đoạn 2020 đến đầu năm 2025 khi phần mềm này sử dụng màu tím theo phong cách pha trộn màu: một dải sắc tím, hồng và cam kết hợp, chuyển đổi mượt mà tạo ra tông, sắc khác nhau, không dùng màu duy nhất. Thời điểm đó, Meta cho biết sự thay đổi nhằm đồng bộ sản phẩm với Instagram - một ứng dụng khác cũng thuộc sở hữu của "ông lớn công nghệ" này.Trong lần thay đổi mới đây, Meta vẫn chưa đưa ra công bố chính thức nào. Mọi lý do hiện tại đều từ suy đoán của người dùng, trong đó có thể kể đến sự trùng hợp trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Meta đã có một số động thái đáng kể, nghiêng theo quan điểm cứng rắn của vị tổng thống, ví dụ trong vấn đề giới tính.Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng việc quay lại logo xanh - trắng truyền thống bắt nguồn từ việc Meta nhận thấy người dùng có sự gắn kết mạnh mẽ với thiết kế ban đầu, coi đó là biểu tượng của sự đơn giản và dễ nhận biết; hay việc hãng điều chỉnh chiến lược thương hiệu, tập trung vào phân biệt rõ ràng giữa ứng dụng, dịch vụ khác nhau thay vì tích hợp như thời gian qua...Sau gần 5 năm sử dụng logo Messenger màu tím phong cách trộn sắc trên nền trắng, người dùng đã quen khi phần mềm này nổi bật trong danh mục các ứng dụng nhắn tin của họ nên việc đổi về tông xanh - trắng đã khiến không ít chủ tài khoản nhầm lẫn và lúng túng trong việc tìm chương trình từ danh sách trên máy.Chị Việt Nga (Hà Nội) cho biết sau khi cập nhật, chị vẫn chưa thể quen với thay đổi của Messenger nên mỗi lần sử dụng dịch vụ nhắn tin này đều tốn thời gian để tìm và xác định trong danh mục ở điện thoại. "Đến khổ, chưa quen lại với xanh trắng, nên từ sáng đến giờ mỗi lần vào Messenger lại phải tìm", người dùng này tâm sự khi các phần mềm liên lạc hay dùng như Messenger, Facebook, Zalo, Telegram trên máy mình đều có tông màu tương tự nhau khiến chị không ít lần nhấn chọn nhầm dịch vụ muốn sử dụng.Nhiều người dùng điện thoại khác cũng cho biết họ mất chút thời gian lưỡng lự để phân biệt giữa các ứng dụng sau khi có sự thay đổi trên. "Facebook, Zalo, Telegram, Messenger, LinkedIn giờ đây nhìn lướt qua đều na ná giống nhau", một người dùng nói.Kể từ khi tách khỏi ứng dụng chính vào năm 2011, giao diện của Messenger đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Ban đầu, biểu tượng chỉ là một bong bóng thoại màu xanh cùng tia sét trắng, thể hiện khả năng liên lạc tức thì và trực tiếp. Suốt các bản cập nhật năm 2013 và 2018, thiết kế này chỉ được tinh chỉnh chút ít, với nét bo tròn và phong cách gần gũi hơn, nhưng vẫn duy trì gam xanh đặc trưng của Facebook.Bước ngoặt xảy đến vào tháng 10.2020, khi Meta công bố logo hoàn toàn mới với những mảng màu phối (gradient) gồm tím, hồng và cam, lấy ý tưởng từ gam màu của Instagram. Sự chuyển đổi không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, mà còn cho thấy chủ trương hợp nhất Messenger với Instagram Direct Messages, hướng đến tương tác xuyên nền tảng.Thêm 1.188 km cao tốc hoàn thành trong năm 2025
Có thể kể đến tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả Thảo Trang chạm mốc 10.000 bản sau thời gian ngắn ra mắt, và là tác phẩm hiếm hoi làm được điều này suốt một năm qua. Tiểu thuyết Tổng đài kể chuyện lúc 0 giờ mang màu sắc kinh dị của tác giả mạng Emma Hạ My bán được hơn 800 bản chỉ riêng trên một trang thương mại điện tử sau một ngày phát hành. Một tác phẩm khác cũng cần kể đến là Lớp có tang sự không cần điểm danh (Doo Vandenis) tái bản chỉ sau 15 ngày phát hành, và sau 2 tháng đã tái bản đến lần thứ 3.Thành tích nói trên cũng được tiếp nối với Tắt đèn nghe chuyện cõi âm của Diệp Lâm Khánh, tái bản chỉ sau 1 ngày. Trong năm 2024, tác giả này còn cho ra Món quà đến từ cõi chết có doanh số rất đáng khích lệ. Những cây viết giải trí khác nhận được sự chú ý trong năm qua là Giai Du (Kiện trời), Thục Linh (Rừng than khóc)…Ngoài ra, dòng sách hư cấu dựa trên các nhân vật, sự kiện lịch sử cũng tạo được làn sóng yêu thích, có thể kể đến Như Sơ của Việt Chi hay Trăng tan đáy nước của Hoàng Yến… Hướng khai thác tính chất dân gian - truyền thống cũng được chú ý trong Cái áo duyên (Vân Võ), Giếng độc (Tống Ngọc), Nghiệp chướng (Trường Lê)…Chia sẻ với Thanh Niên về trào lưu này, nhà văn Đức Anh, đồng sáng lập thương hiệu Linh Lan Books - nơi có nhiều tác phẩm tạo nên hiện tượng trong năm qua, cho biết: "Trào lưu tìm về lịch sử, văn hóa dân gian đang rất mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Độc giả thanh thiếu niên cần một diễn ngôn mới để thay thế không gian cũ của họ - không gian đậm đặc văn hóa giải trí nước ngoài. Không chỉ xuất bản mà phim ảnh, truyền thông trong những năm qua đều đẩy cao yếu tố bản địa".Nhà văn Đức Anh nhận xét: "Có thể nói tác giả trẻ VN rất biết cách chăm sóc độc giả, tìm "ngách" sáng tạo phù hợp với mình và có nhiệt huyết rất lớn. Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều".Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều.Trong vài năm qua, Thảo Trang luôn là cái tên quen mặt với các bạn trẻ. Cô hài hước cho biết với tần suất xuất hiện liên tục, đã không ít lần có người hoài nghi cô chỉ là đồng tác giả hoặc có ghostwriter (người viết chính giấu mặt). Tuy vậy, Thảo Trang cho biết: "Tôi không có ai viết phụ và cũng không thích thú mấy với việc lập nhóm viết. Lý do cho việc có nhiều tác phẩm được tung ra liên tục là vì tôi đã có quá trình chuẩn bị cực kỳ lâu dài. Khi không bận bịu các công việc khác, tôi luôn dành thời gian đến nhiều nơi, gặp gỡ và phỏng vấn rất nhiều người để chuẩn bị các tập tài liệu phục vụ cho viết lách".Nhiều tác giả trẻ đã gầy dựng được thương hiệu cá nhân, tự mình sở hữu lượng độc giả nhất định. Chẳng hạn Emma Hạ My trước khi ra mắt tác phẩm chính thức đã có một fanpage ghi lại những câu chuyện để tương tác với độc giả. Thảo Trang cũng từng đăng tải những chương truyện để độc giả của mình đọc trước khi được in thành sách... Với sự phát triển của nhiều kênh giao tiếp, con đường tương tác gần gũi với độc giả hiện cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến đa số những cây bút này đều sở hữu lượng độc giả riêng biệt, khi sách ra mắt luôn được sự ủng hộ rất lớn.Cuối cùng, việc cộng hưởng từ các tác phẩm phái sinh, chuyển thể cũng là một lý do khác. Trong vài năm qua, dòng phim kinh dị, linh dị tạo được tiếng vang lớn, bao gồm nhiều tác phẩm mà kịch bản gốc là các tác phẩm văn học. Có thể kể đến những cây viết như Thảo Trang (Tết ở làng địa ngục, Kẻ ăn hồn), Thục Linh (Khế ước bán dâu), Phan Cuồng (Lý triều dị truyện)… đã và đang thực hiện chuyển thể. Chính điều này giúp sách của họ được chú ý, tạo ra thêm đời sống mới từ khi ra mắt. Và ngược lại, điều này cũng góp phần quảng bá tên tuổi của họ đến với độc giả mới.Nói về xu hướng trong những năm tới, nhà văn Đức Anh cho biết: "Trào lưu luôn có tính nhất thời, nhưng tôi nghĩ văn học giải trí VN vẫn sẽ đi tiếp con đường đã vững vàng của mình. Còn rất nhiều đề tài cần được nhìn nhận: những nhân vật lặng lẽ bên lề lịch sử, khoảng cách thế hệ, sự biến mất của nhiều giá trị cũ, văn minh vật chất của người Việt… Dần dần, bạn đọc cũng có nhu cầu thẩm mỹ khác, đòi hỏi tác giả phải dám tạo dựng một tinh thần riêng. Trong văn chương thì tinh thần mới là điều quan trọng, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ luôn ủng hộ, theo dõi các tác phẩm này".
Cơn sốt đất 'điên đảo' ở TP.Đông Hà… hạ nhiệt!
Đó chính là Shynh Medical Spring Night 2025 - nơi hội tụ tinh hoa, tầm nhìn và những chiến lược phát triển bứt phá của thương hiệu thẩm mỹ hàng đầu.Vào ngày 7.2.2025, không gian xa hoa của The Reverie Saigon Hotel đã trở thành nơi hội tụ của những nhân vật quyền lực bậc nhất trong ngành thẩm mỹ. Shynh Medical Spring Night - sự kiện thường niên của Shynh Group, không chỉ là một bữa tiệc sang trọng mà còn là bước ngoặt chiến lược trong hành trình đưa thương hiệu trở thành hệ sinh thái thẩm mỹ y khoa hàng đầu khu vực Đông Nam Á.Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Lê Thị Xuân, sự kiện quy tụ Hội đồng Bác sĩ Da liễu & Thẩm mỹ, cùng đội ngũ nhân sự cấp cao, những người đã và đang kiến tạo nên thành công của Shynh Group. Với chủ đề "Định hướng nội lực - Kiến tạo tầm nhìn", Shynh Group không chỉ khẳng định vị thế tiên phong mà còn đặt ra những mục tiêu mang tính cách mạng trong năm 2025, hướng đến tiêu chuẩn thẩm mỹ y khoa cao cấp, an toàn, cá nhân hóa và đứng đầu công nghệ làm đẹp hiện đại.Trong bài phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Lê Thị Xuân đã nhấn mạnh tầm nhìn chiến lược của Shynh Group, không chỉ dừng lại ở một thương hiệu thẩm mỹ mà còn hướng tới một hệ sinh thái thẩm mỹ y khoa toàn diện, bao gồm:"Nội lực là sức mạnh nền tảng - Tầm nhìn là kim chỉ nam. Chỉ khi toàn đội ngũ Shynh cùng chung sức và hướng về tương lai, chúng ta mới có thể đạt được khát vọng trở thành thương hiệu số 1 trong lòng khách hàng!" - Chủ tịch Lê Thị Xuân khẳng địnhĐể hiện thực hóa tầm nhìn 2025, Shynh Group tập trung vào 4 chiến lược cốt lõi:Với tầm nhìn chiến lược này, Shynh Group không chỉ là một thương hiệu làm đẹp, mà đang mong muốn định nghĩa lại chuẩn mực thẩm mỹ y khoa tại Việt Nam.Không chỉ là sự kiện nội bộ, Shynh Medical Spring Night chính là lời tuyên ngôn mạnh mẽ của Shynh Group trên hành trình chinh phục thị trường thẩm mỹ cao cấp, mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa, sang trọng và bền vững cho phụ nữ Việt Nam.
Sau đây là 6 đặc điểm ở nam giới khiến phụ nữ không thể cưỡng lại được.
Hoa hậu cùng lội bùn cải tạo cảnh quan cho các dòng kênh
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.